Dự kiến trong tuần này,ếnàolàtrườnghọchạnhphúbồ đào nha vs thụy sĩ Sở GD-ĐT TP.HCM sẽ công bố bộ tiêu chí về trường học hạnh phúc. Xây dựng trường học hạnh phúc là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của ngành giáo dục TP.HCM trong năm học này. Tuy nhiên, mới hơn 1 tháng khai giảng nhưng bức tranh giáo dục có quá nhiều hình ảnh không đẹp cùng những ngổn ngang, lo toan từ lương giáo viên, thiếu trường lớp, thiếu thiết bị phục vụ học tập đến thiếu giáo viên… khiến không ít người băn khoăn liệu sẽ có trường học hạnh phúc trong tình hình này?
Câu chuyện sau đây từ một bạn trẻ trải qua 12 năm học ở VN, nay du học ở một nước châu Âu, đang làm thêm việc đưa đón trẻ đến trường, có thể giúp chúng ta hình dung thế nào là trường học hạnh phúc. Bạn kể, ngày nào đưa các học sinh tiểu học đến trường, dù đi bộ hay đi xe, hầu như các bé đều hát vang, líu lo, nhảy chân sáo vào trường. Ba lô mang đến trường nhẹ nhàng, bài vở về nhà hầu như không có, vào lớp học thật vui.
Đơn giản vậy thôi, trường học hạnh phúc là nơi mà học sinh hào hứng, có được niềm vui mỗi ngày đến trường.
Nhưng tạo niềm vui để học sinh đến trường lại không hề đơn giản.
Liệu học sinh có vui được không khi áp lực việc học vẫn rất nặng nề dù chúng ta đang thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới với kỳ vọng lấy người học làm trung tâm và giảm tải? Học sinh có thể nào hạnh phúc khi mỗi ngày đến trường nghe chuyện lạm thu, quỹ trường, quỹ lớp? Học sinh làm sao bình an khi chứng kiến bạo lực học đường?
Hạnh phúc cũng khó trọn vẹn khi học trong cảnh thiếu thốn trường lớp, trang thiết bị tối thiểu phục vụ việc học và trong nhiều trường hợp có thể không học được môn mình thích vì không đủ giáo viên…
Cũng không thể có được trường học hạnh phúc khi giáo viên không tìm được niềm vui trong dạy học vì môi trường văn hóa học đường ngột ngạt với những mệnh lệnh độc đoán, chuyên quyền của hiệu trưởng, dân chủ cơ sở không được coi trọng…
Để xây dựng trường học hạnh phúc phải có sự đồng bộ các yếu tố. Theo Sở GD-ĐT TP.HCM, bộ tiêu chí trường học hạnh phúc bao gồm 18 tiêu chí qua 3 nhóm tiêu chuẩn gồm con người, dạy và hoạt động giáo dục, môi trường. Hy vọng với nỗ lực này, từng nhà trường, mỗi thầy cô, mỗi học sinh sẽ điều chỉnh để hướng đến một ngôi trường hạnh phúc đúng nghĩa.
Một khi học sinh ngồi sau cha mẹ đến trường mặt không còn căng thẳng cúi gằm vào cuốn tập hay xấp tài liệu ôn bài; không phải ăn vội ổ bánh mì, miếng xôi trên đường đến lớp học thêm; và chờ mỗi buổi sáng mai để đến trường gặp gỡ thầy cô, bạn bè với tâm trạng hân hoan… thì đó là dấu hiệu cho thấy đâu đó có trường học hạnh phúc.